Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Thị trường Head Hunting tại Việt Nam, tiềm năng nhưng không thiếu những khó khăn và thách thức

Trong bài viết này, tôi xin đề cập về thực tế thị trường Head Hunting ở Việt Nam và những khó khăn, thuận lợi.

Thị trường đầy hấp dẫn

Như các bạn đã biết, Head Hunting là một nghề còn khá mới mẻ, nhưng hiện nay, nhu cầu của thị trường là rất lớn trong nền kinh tế đang trên đà phát triển ở nước ta. Với nhiều thuận lợi về nguồn lực trẻ hóa, thị trường đa dạng và vị trí chiến lược, Việt Nam đã và đang thu hút sự quan tâm của các tập đoàn nước ngoài lớn đầu tư vào thị trường đầy hấp dẫn này. Theo đó, nhu cầu về nhân sự cao cấp cũng sẽ tăng lên.

Ở Việt Nam, để đáp ứng cho nhu cầu này, có rất nhiều công ty chuyên săn đầu người đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho thị trường như L&A và các doanh nghiệp trong và ngoài nước khác… Các doanh nghiệp này làm dịch vụ tuyển dụng quản trị viên, chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể về đầu tư chất xám cho khách hàng. Có thể ví người thợ săn như là những cỗ máy “đãi cát tìm vàng”, tìm kiếm và chọn lọc các ứng viên xuất sắc, những người đáp ứng được yêu cầu khắc khe ngoài thị trường sẽ được tiếp nhận, lưu giữ thông tin và họ trở thành một loại “nguồn lực cấp cao” trong thị trường lao động.
head hunting
headhunting

Sự cạnh tranh

Mặc dù là một loại hình dịch vụ mới mẻ nhưng không phải là không có sự cạnh tranh, mà sự cạnh tranh đó thậm chí còn khốc liệt hơn những lĩnh vực khác. Khi đã và đang có nhiều công ty tư vấn tuyển dụng nước ngoài “nhòm ngó” thị trường nhân sự cao cấp Việt Nam và trên thực tế cũng đã có một số công ty nước ngoài liên kết cùng các công ty tuyển dụng trong nước khai thác tốt mảng này. Tất nhiên, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này ở thị trường quốc tế, các công ty nước ngoài có nhiều lợi thế về nguồn ứng viên đa dạng từ khắp mọi nơi với quy trinh hỗ trợ Khách hàng chuẩn hóa. Các công ty trong nước cũng có những mặc thuận lợi khác như nắm rõ sự phân khúc thị trường nhân lực nội tại, thấu hiểu về dòng chảy nhân sự và khéo léo kết hợp hai nhu cầu đó lại với nhau.

Một yếu tố cạnh tranh nữa là chi phí và chất lượng dịch vụ. Trong nền kinh kế đang hồi phục, các công ty đặt chỉ tiêu cắt giảm chi phí lên hàng đầu. Tuy nhiên việc đầu tư cho nguồn chất xám là cần thiết. Với mức phí dịch vụ cạnh tranh từ 17-20% từ lương năm của Ứng viên và chất lượng dịch vụ tương đồng giúp các Doanh Nghiệp Viêt Nam trụ vững và dần chiếm lĩnh thị trường. Trong khi đó, tại các nước phát triển, chi phí dịch vụ cho một ứng viên thành công bằng khoảng 30% từ khoản lương năm. Khi khai thác thị trường Việt Nam, một công ty nước ngoài sau khi trừ các chi phí thì mức phí dịch vụ để đảm bảo mang về lợi nhuận ít nhất 25% lương năm của ứng viên thành công.

Ngày nay, Nhận lực là yếu tố “sống còn” của doanh nghiệp.Trong xu thế cạnh tranh về chiến lược, sự đa dạng trong các loại hình dịch vụ giúp các doanh nghiệp khẳng định được vị thế trong thương trường. Doanh nghiệp luôn mong muốn phát triển đồng đều bộ máy nhân sự chuẩn, do dó nhu cầu nhân lực không dừng lại ở bất kỳ cấp độ nào kể cả nhân lực cấp cao, cấp trung và cấp thấp (như công nhân lành nghề…). Thế nên sẽ thuận lợi hơn cho các công ty đã và đang cung cấp các loại hình dịch vụ nhân lực đa dạng như L&A, nơi sẽ gắn kết nhân tài  và đồng hành cùng với sự phát triển vững bền của doanh nghiệp.

Chất lượng nhân sự

Có thể thấy trong thời điểm hiện tại nền kinh tế Việt Nam đã phát triển ổn định hơn, đội ngũ  nhân lực VN trẻ hóa và có nhiều tiến bộ về tay nghề, kỹ năng chuyên nhiệp. Những người tài có được nhiều thuận lợi từ thị trường này, càng giỏi, họ càng được mời gọi nhiều và cơ hội rộng tay đón chào. Trong khi các nhà quản lý luôn phải vận hành và phát triển doanh nghiệp của mình, nâng tầm doanh nghiệp đến đỉnh cao cần chiêu mộ “đúng người, đúng tầm và đúng vị trí”. Và “nhân tài” cũng đã phần nào ý thức được giá trị của mình. Thực tế đang trở thành xu hướng, khi có nhu cầu thay đổi chỗ làm tốt hơn, thu nhập cao hơn. Ngày càng có nhiều người hội đủ năng lực đăng ký gia nhập ngay vào những công ty head hunting

Nhưng cũng có khá nhiều bất cập về chất lượng nhân lực. Chỉ riêng những ứng viên đăng ký tại công ty tôi, thì có thể nhận xét rằng chất lượng và số lượng Ứng viên cấp cao còn thấp , chưa đáp ứng được  yêu cầu trong nước. Đồng thời vẫn còn sự thiếu hụt nhân lực ở cấp trung hoặc các bạn mới vào nghề, có lẽ  họ chỉ nắm tốt lý thuyết trong nhà trường mà có ít kiến thức về thực tế cũng như chuyên môn. Vì vậy, quá trình tuyển chọn và đào tạo cũng rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Sau khi tuyển dụng được người có năng lực, trong những trường hợp cần thiết, công ty còn tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc. 

Kết luận

Với tất cả những thuận lợi và khó khăn nêu trên, thị trường Head Hunting vẫn là một thị trường đầy hứa hẹn trong tương lai ở Việt Nam. Có thể nói rằng, dịch vụ này góp phần giúp nâng cao chất lượng nhân sự và sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế và chất lượng dịch vụ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét